Nghệ thuật tặng quà sếp
- Thứ tư - 02/01/2013 13:29
- In ra
- Đóng cửa sổ này
“Cảm phiền không tặng quà”
Nếu đó là thông điệp rõ ràng của sếp, hoặc cương quyết hơn: “Cấm tặng quà” thì tốt nhất bạn nên bỏ ngay ý định này đi. Sếp của bạn chắc chắn là người rất nguyên tắc, không thích dây dưa mấy chuyện tình cảm “vớ vẩn” để rồi mang tiếng là người thích nhận hối lộ, lợi dụng chức tước “kiếm chác” từ nhân viên.
Nếu giữa sếp và bạn đã có mối quan hệ thân tình, sao không thử hỏi xem liệu cá nhân bạn có thể “lách luật” một lần được không, rồi lựa ý sếp mà làm.
Chọn quà
Thời buổi này, nên tặng một món quà có giá trị sử dụng. Món quà đó đừng quá gợi tính vật chất (như một đồ vật bằng vàng, phong bì,…) mà nên thiên về sở thích của sếp. Chẳng bạn, nếu sếp thích thể thao, bạn có thể tặng sếp một cây vợt tennis hoặc một khoá học chơi golf. Nếu sếp thường sưu tập đồng hồ, bạn có thể mua biếu sếp một chiếc “cực độc” mà sếp chưa có chẳng hạn. Cần cân nhắc kỹ, đừng tặng những món quà người ta không thể sử dụng, điều đó dễ gây bực mình cho người nhận quà.
Ngoài ra, cần nghiên cứu kỹ gia cảnh sếp trước khi tặng quà. Nếu sếp chưa có con (và tất nhiên đang khát khao có), đừng dại mà tặng sếp những gì liên quan đến con trẻ.
Giá trị quà
Dù bạn tặng quà để thể hiện lòng biết ơn hay chỉ để tạo thiện cảm thì cũng nên đặc biệt quan tâm tới giá trị món quà. Không cần một món quà quá đắt song quà phải sang trọng để xứng với tầm của sếp. Một món quà quá “bô nhếch” hay giản đơn thường gợi sự cẩu thả, thiếu tôn trọng của người tặng. Bên cạnh giá trị vật chất, cần chú ý tới giá trị tinh thần của món quà. Hãy tặng một thứ để sếp thường xuyên dùng đến, nhờ đó, sếp sẽ cảm thấy sự có mặt của bạn ở bên.
Đừng quên lời đề tặng
Món quà kèm theo tấm thiệp hay lời nhắn gửi sẽ giúp người nhận hiểu được thiện chí của bạn. Món quà cùng những lời cám ơn chân thành trong tấm thiệt chắc chắn sẽ tạo ra một ấn tượng tốt để tạo dựng mối quan hệ lâu dài.
Cách tặng quà
Tốt nhận là tặng trực tiếp, trao tay. Chọn một thời điểm thích hợp: vắng người. Chọn một địa điểm lý tưởng: Tại bàn uống nước của sân tennis, tại nhà sếp… Tuyệt đối không tặng quà sếp chỗ đông người ở cơ quan, khiến sếp ngại với các nhân viên khác. Phong thái tặng trang trọng và lịch sự, tỏ rõ tấm thịnh tình của bạn.
Nếu đó là thông điệp rõ ràng của sếp, hoặc cương quyết hơn: “Cấm tặng quà” thì tốt nhất bạn nên bỏ ngay ý định này đi. Sếp của bạn chắc chắn là người rất nguyên tắc, không thích dây dưa mấy chuyện tình cảm “vớ vẩn” để rồi mang tiếng là người thích nhận hối lộ, lợi dụng chức tước “kiếm chác” từ nhân viên.
Nếu giữa sếp và bạn đã có mối quan hệ thân tình, sao không thử hỏi xem liệu cá nhân bạn có thể “lách luật” một lần được không, rồi lựa ý sếp mà làm.
Chọn quà
Thời buổi này, nên tặng một món quà có giá trị sử dụng. Món quà đó đừng quá gợi tính vật chất (như một đồ vật bằng vàng, phong bì,…) mà nên thiên về sở thích của sếp. Chẳng bạn, nếu sếp thích thể thao, bạn có thể tặng sếp một cây vợt tennis hoặc một khoá học chơi golf. Nếu sếp thường sưu tập đồng hồ, bạn có thể mua biếu sếp một chiếc “cực độc” mà sếp chưa có chẳng hạn. Cần cân nhắc kỹ, đừng tặng những món quà người ta không thể sử dụng, điều đó dễ gây bực mình cho người nhận quà.
Ngoài ra, cần nghiên cứu kỹ gia cảnh sếp trước khi tặng quà. Nếu sếp chưa có con (và tất nhiên đang khát khao có), đừng dại mà tặng sếp những gì liên quan đến con trẻ.
Giá trị quà
Dù bạn tặng quà để thể hiện lòng biết ơn hay chỉ để tạo thiện cảm thì cũng nên đặc biệt quan tâm tới giá trị món quà. Không cần một món quà quá đắt song quà phải sang trọng để xứng với tầm của sếp. Một món quà quá “bô nhếch” hay giản đơn thường gợi sự cẩu thả, thiếu tôn trọng của người tặng. Bên cạnh giá trị vật chất, cần chú ý tới giá trị tinh thần của món quà. Hãy tặng một thứ để sếp thường xuyên dùng đến, nhờ đó, sếp sẽ cảm thấy sự có mặt của bạn ở bên.
Đừng quên lời đề tặng
Món quà kèm theo tấm thiệp hay lời nhắn gửi sẽ giúp người nhận hiểu được thiện chí của bạn. Món quà cùng những lời cám ơn chân thành trong tấm thiệt chắc chắn sẽ tạo ra một ấn tượng tốt để tạo dựng mối quan hệ lâu dài.
Cách tặng quà
Tốt nhận là tặng trực tiếp, trao tay. Chọn một thời điểm thích hợp: vắng người. Chọn một địa điểm lý tưởng: Tại bàn uống nước của sân tennis, tại nhà sếp… Tuyệt đối không tặng quà sếp chỗ đông người ở cơ quan, khiến sếp ngại với các nhân viên khác. Phong thái tặng trang trọng và lịch sự, tỏ rõ tấm thịnh tình của bạn.