Văn hóa quà tặng công sở
- Thứ tư - 02/01/2013 13:31
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Món quà hoàn hảo
Khi mua quà, điều quan trọng nhất là bạn phải nắm bắt "gu" của người được tặng. Tặng quà đối với những mối quan hệ công việc đòi hỏi sự thận trọng và trang trọng hơn.
Bạn nên tránh những món quà có nguy cơ rủi ro cao. Ví dụ một số người có dị ứng với mùi hương nhất định hoặc họ đang thực hiện chế độ ăn kiêng. Cách tốt nhất để đảm bảo an toàn là tìm hiểu trước thông tin về người được tặng, hoặc lựa chọn những món quà "trung tính", không "kén" đối tượng.
Bạn cũng không thể quên cân nhắc mục đích thực sự của việc tặng quà trước khi suy nghĩ về bản thân món quà đó.
Tặng quà sáng tạo
Áp lực của việc tặng quà nơi công sở sẽ về zero nếu bạn phát huy tính sáng tạo. Có nhiều cách tặng quà các đồng nghiệp một cách sáng tạo mà không làm ai khó chịu hoặc có cảm giác bị "ra rìa".
Cách thú vị nhất là hình thức trao đổi quà: mỗi người đều chuẩn bị một món quà, sau đó tổ chức bốc thăm chia cặp ngẫu nhiên để tìm xem ai là người sẽ nhận quà từ ai.
Tuy nhiên, trò này đòi hỏi sự tham gia của tất cả mọi người và chỉ dùng được cho các dịp tặng quà vào ngày lễ, Tết lớn. Ngoài ra cũng nên tính đến giới hạn mức chi phí, bởi lẽ một số nhân viên, đặc biệt là các nhân viên trẻ mới ra trường thường hầu bao không được rủng rỉnh cho lắm.
Do vậy việc tặng quà có thể sản sinh ra một môi trường công sở đầy stress đối với không ít người.
Để tiết kiệm chi tiêu, bạn có thể áp dụng hình thức "ngày kẹo ngọt". Thay vì chuẩn bị quà cáp mất thời gian, mỗi nhân viên hãy mang một loại kẹo, sau đó "chủ xị" phát cho mỗi người một chiếc túi để đi gom kẹo. Thế là ai ai cũng có một túi kẹo hấp dẫn đủ màu sắc hương vị mang về cho gia đình nhân ngày lễ.
Thích hợp và không thích hợp
Quà không thích hợp:
- Đồ trang sức, trang điểm.
- Nước hoa, sữa dưỡng da hoặc những món đồ tương tự nồng nặc mùi hương.
- Đồ ăn (một số tín ngưỡng và nền văn hóa nhất định "kỵ" một số loại thực phẩm).
- Tác phẩm nghệ thuật (cần thận trọng bởi "gu" mỗi người mỗi khác).
Quà thích hợp:
- Khung tranh, ảnh.
- Thiệp chúc mừng.
- CD/DCD.
- Những văn phòng phẩm hữu ích.
- Món đồ gì đó dành cho bọn trẻ/con vật cưng của người được tặng.
Nên và không nên:
Nhiều công ty đề ra những hướng dẫn, quy định, cung cách cụ thể về "văn hóa quà tặng". Là nhân viên mới, bạn nên nghiên cứu kỹ những nguyên tắc này.
- Nên: Hãy thận trọng về việc mua quà tặng sếp. Sếp có thể cho rằng bạn đang cố gắng lấy lòng sếp. Đừng tặng quà sếp trừ khi những nhân viên khác trong công ty cũng làm vậy.
- Không nên: Đừng "ngụ ý" một mối quan hệ không trong sáng qua cách tặng một món quà quá riêng tư.
- Nên: Hỏi bộ phận quản lý nhân lực về "văn hóa tặng quà" trong công ty. Có thể là một số giới hạn bạn cần lưu ý, ví dụ như giá trị món quà chỉ được dưới 1$, hoặc thậm chí ngay cả việc tặng quà cũng là một điều cấm kỵ.
- Không nên: Làm ầm ĩ lên khi tặng quà như thể bạn muốn khoe với tất cả mọi người trong khi bạn lại không thể tặng quà cho tất cả bọn họ. Mục đích ở đây là sự tế nhị.
- Nên: Tặng đồng nghiệp món quà phù hợp với sở thích, thói quen, tính cách của họ.
- Không nên: Tặng rượu (trừ khi bạn biết rõ người nhận thích dùng).
- Nên: Tặng món quà liên quan đến công việc, giúp ích cho công việc, ví dụ như chiếc bút hay một quyển sổ tay.
- Không nên: Cố tỏ ra phô trương, ganh đua hay tạo ấn tượng bằng cách phung phí một núi tiền vào quà cáp.
- Nên: Ghi nhớ rằng việc tặng quà là một con dao hai lưỡi và đôi khi gây rắc rối cho bạn.
- Không nên: Tặng những món quà quá "bèo". Đó là một sự xúc phạm người nhận.
Khi mua quà, điều quan trọng nhất là bạn phải nắm bắt "gu" của người được tặng. Tặng quà đối với những mối quan hệ công việc đòi hỏi sự thận trọng và trang trọng hơn.
Bạn nên tránh những món quà có nguy cơ rủi ro cao. Ví dụ một số người có dị ứng với mùi hương nhất định hoặc họ đang thực hiện chế độ ăn kiêng. Cách tốt nhất để đảm bảo an toàn là tìm hiểu trước thông tin về người được tặng, hoặc lựa chọn những món quà "trung tính", không "kén" đối tượng.
Bạn cũng không thể quên cân nhắc mục đích thực sự của việc tặng quà trước khi suy nghĩ về bản thân món quà đó.
Tặng quà sáng tạo
Áp lực của việc tặng quà nơi công sở sẽ về zero nếu bạn phát huy tính sáng tạo. Có nhiều cách tặng quà các đồng nghiệp một cách sáng tạo mà không làm ai khó chịu hoặc có cảm giác bị "ra rìa".
Cách thú vị nhất là hình thức trao đổi quà: mỗi người đều chuẩn bị một món quà, sau đó tổ chức bốc thăm chia cặp ngẫu nhiên để tìm xem ai là người sẽ nhận quà từ ai.
Tuy nhiên, trò này đòi hỏi sự tham gia của tất cả mọi người và chỉ dùng được cho các dịp tặng quà vào ngày lễ, Tết lớn. Ngoài ra cũng nên tính đến giới hạn mức chi phí, bởi lẽ một số nhân viên, đặc biệt là các nhân viên trẻ mới ra trường thường hầu bao không được rủng rỉnh cho lắm.
Do vậy việc tặng quà có thể sản sinh ra một môi trường công sở đầy stress đối với không ít người.
Để tiết kiệm chi tiêu, bạn có thể áp dụng hình thức "ngày kẹo ngọt". Thay vì chuẩn bị quà cáp mất thời gian, mỗi nhân viên hãy mang một loại kẹo, sau đó "chủ xị" phát cho mỗi người một chiếc túi để đi gom kẹo. Thế là ai ai cũng có một túi kẹo hấp dẫn đủ màu sắc hương vị mang về cho gia đình nhân ngày lễ.
Thích hợp và không thích hợp
Quà không thích hợp:
- Đồ trang sức, trang điểm.
- Nước hoa, sữa dưỡng da hoặc những món đồ tương tự nồng nặc mùi hương.
- Đồ ăn (một số tín ngưỡng và nền văn hóa nhất định "kỵ" một số loại thực phẩm).
- Tác phẩm nghệ thuật (cần thận trọng bởi "gu" mỗi người mỗi khác).
Quà thích hợp:
- Khung tranh, ảnh.
- Thiệp chúc mừng.
- CD/DCD.
- Những văn phòng phẩm hữu ích.
- Món đồ gì đó dành cho bọn trẻ/con vật cưng của người được tặng.
Nên và không nên:
Nhiều công ty đề ra những hướng dẫn, quy định, cung cách cụ thể về "văn hóa quà tặng". Là nhân viên mới, bạn nên nghiên cứu kỹ những nguyên tắc này.
- Nên: Hãy thận trọng về việc mua quà tặng sếp. Sếp có thể cho rằng bạn đang cố gắng lấy lòng sếp. Đừng tặng quà sếp trừ khi những nhân viên khác trong công ty cũng làm vậy.
- Không nên: Đừng "ngụ ý" một mối quan hệ không trong sáng qua cách tặng một món quà quá riêng tư.
- Nên: Hỏi bộ phận quản lý nhân lực về "văn hóa tặng quà" trong công ty. Có thể là một số giới hạn bạn cần lưu ý, ví dụ như giá trị món quà chỉ được dưới 1$, hoặc thậm chí ngay cả việc tặng quà cũng là một điều cấm kỵ.
- Không nên: Làm ầm ĩ lên khi tặng quà như thể bạn muốn khoe với tất cả mọi người trong khi bạn lại không thể tặng quà cho tất cả bọn họ. Mục đích ở đây là sự tế nhị.
- Nên: Tặng đồng nghiệp món quà phù hợp với sở thích, thói quen, tính cách của họ.
- Không nên: Tặng rượu (trừ khi bạn biết rõ người nhận thích dùng).
- Nên: Tặng món quà liên quan đến công việc, giúp ích cho công việc, ví dụ như chiếc bút hay một quyển sổ tay.
- Không nên: Cố tỏ ra phô trương, ganh đua hay tạo ấn tượng bằng cách phung phí một núi tiền vào quà cáp.
- Nên: Ghi nhớ rằng việc tặng quà là một con dao hai lưỡi và đôi khi gây rắc rối cho bạn.
- Không nên: Tặng những món quà quá "bèo". Đó là một sự xúc phạm người nhận.